0

Hiện chưa có sản phẩm

Tổng tiền:

Chăm sóc tóc tại nhà đúng cách để tóc đẹp chuẩn Salon

Bạn cũng có thể “đầu tư” thêm một chiếc lược massage da đầu chuyên dụng (Shampoo Scalp Massage Brush) để tăng hiệu quả cũng như kết hợp thêm chức năng tẩy tế bào chết da đầu nhẹ nhàng.

Có phải ai cũng cần có một quy trình chăm sóc tóc?

Câu trả lời chắc chắn là CÓ!

Nghe đến việc chăm sóc tóc chắc bạn sẽ nghĩ đó sẽ là một quy trình phức tạp, rắc rối và tốn thời gian.

Thậm chí có nhiều lần mình nghĩ rằng làm sao mình có thể tự chăm sóc tóc đạt đến độ suôn mượt như ở ngoài tiệm được?

Trên thực tế, để duy trì mái tóc đẹp óng mượt như được làm ngoài tiệm không hề khó như bạn nghĩ.

Chỉ cần bạn sẵn sàng dành thời gian để chăm sóc cho mái tóc của mình…

Kết hợp thêm với # bước hướng dẫn chăm sóc tóc của mình ngay dưới đây thì việc sở hữu một mái tóc bóng khoẻ, mềm mượt chuẩn salon hoàn toàn nằm trong tầm tay của bạn.

Hãy theo dõi ngay sau đây nhé!

Bước 1: Chải tóc và massage da đầu

đầu bằng việc chải tóc với một chiếc lược răng thưa để gỡ hết những lọn tóc bị rối và loại bỏ phần nào bụi bẩn bám trên tóc trước khi gội. Khi chải, bạn gỡ nhẹ nhàng từng phần tóc rối, không dùng lực quá mạnh làm tóc bị gãy rụng.

Dùng ngón tay thực hiện động tác ấn và xoay tròn nhẹ nhàng phần chân tóc 5-10 phút nhằm thúc đẩy lưu thông máu và tăng hấp thụ các tinh chất dưỡng tóc từ dầu gội, dầu xả… vào tóc, dưỡng tóc chắc khỏe, suôn mượt một cách nhanh chóng.

Bạn cũng có thể “đầu tư” thêm một chiếc lược massage da đầu chuyên dụng (Shampoo Scalp Massage Brush) để tăng hiệu quả cũng như kết hợp thêm chức năng tẩy tế bào chết da đầu nhẹ nhàng.

Bước 2: Tẩy tế bào chết cho da đầu

Nhiều bạn cho rằng việc gội đầu thường xuyên là đã giúp làm sạch tóc hoàn toàn.

Bụi bẩn, dầu và vẩy da chết trên đầu. Thậm chí những thành phần tạo kiểu tóc “khó nhằn” như gôm xịt tóc, gel vuốt tóc, thì việc sử dụng dầu gội đầu sẽ không thể lấy đi hết được những chất này.

Và tất nhiên tích tụ lâu dần thì những chất ngày sẽ khiến da đầu bạn bị bít tắc, ngứa, da đầu dễ bong vảy, sợi tóc yếu, nhanh rụng và dễ chẻ ngọn. Đó cũng là nguyên nhân làm cho những sản phẩm dưỡng tóc khác không phát huy hết được tác dụng, mặc cho bạn đầu tư dưỡng tóc đến đâu.

Và giải pháp cho vấn đề này mà mình muốn gợi ý cho bạn chính là…

Phương pháp tẩy tế bào chết cho da đầu.

Nghe thì có vẻ là vừa lạ vừa quen đúng không?

“Tẩy tế bào chết” mình tin là bất cứ bạn nữ nào cũng từng nghe đến rồi và mình cũng đã có những bài viết chia sẻ rất rõ về phương pháp này.

Tuy nhiên điểm mới lạ ở đây chính là…

Thay vì bạn tẩy tế bào chết cho da mặt, cho môi hay body thì lần này bạn sẽ được thử nghiệm tẩy tế bào chết cho da đầu.

Với bước chăm sóc tóc mới mẻ này, bạn sẽ thấy rõ 4 tác dụng tích cực mà nó mang lại:

  • Loại bỏ và hạn chế dầu thừa, gàu, bong tróc da đầu
  • Giảm gãy rụng và giúp sợi tóc chắc khỏe hơn
  • Kích thích mọc tóc hiệu quả
  • Giữ tóc sạch lâu hơn và hấp thu dưỡng chất tốt hơn

Vậy cách tẩy tế bào chết da đầu thì như thế nào?

Nhiều bạn sẽ nghĩ rằng tẩy tế bào chết da đầu chắc sẽ mất thời gian lắm, vì nhiều tóc như vậy cơ mà?

Nhưng bạn không cần băn khoăn vì sau đây mình sẽ chỉ cho bạn 2 cách để tẩy tế bào chết da đầu cực đơn giản.

Cách 1: Sử dụng nguyên liệu tự nhiên có sẵn

Đây là cách chăm sóc tóc nhanh gọn và tiện lợi nhất.

Bởi vì…

Bạn chỉ cần vào căn bếp của mình và lựa chọn những nguyên liệu có sẵn để tạo hỗn hợp tẩy tế bào chết cho da đầu.

Một tips cho những bạn có da dầu thường xuyên đổ nhiều dầu đó chính là khi gội đầu bạn hãy cho thêm một chút xíu muối tinh luyện. Cách này giúp tóc của bạn sạch và lâu bị bết dính hơn rất hiệu quả.

  • Muối + nước cốt chanh + dầu olive
  • Đường nâu + dầu olive/mật ong/dầu xả
  • Đường nâu + baking soda (bột nở) + dầu gội đầu

Lưu ý công thức này không nên dùng cho tóc nhuộm vì dễ bị bay màu tóc.

  • Bã cà phê + mật ong + dầu olive
  • Pha loãng dấm táo hoặc nước cốt chanh để massage da đầu

Những hỗn hợp tẩy tế bào chết này đều giúp bạn loại bỏ bụi bẩn, vảy gàu mà không làm khô da đầu.

Khi sử dụng bạn chỉ cần chú ý massage theo chuyển động tròn trên da đầu của bạn trong khoảng 4-5 phút rồi gội lại với nước sạch và tiếp tục các bước chăm sóc tóc khác.

Cách 2: Sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết chuyên dụng

Vì khái niệm tẩy tế bào chết cho da đầu vẫn còn khá mới lạ với nhiều người nên lượng sản phẩm tẩy tế bào chết cho tóc không quá nhiều.

Tất nhiên không phải là không có…

Sau đây mình sẽ giới thiệu với bạn một số sản phẩm tẩy tế bào chết cho tóc cực tốt để bạn tham khảo.

#1. THE BODY SHOP FUJI GREEN TEA CLEANSING HAIR SCRUB

Đây là sản phẩm đầu tiên giúp mình biết đến phương pháp tẩy tế bào chết cho da đầu.

Được chiết xuất từ lá trà xanh rất lành tính và thân thiện với làn da.

Và nhận được rất nhiều review tốt vì “đáng đồng tiền bát gạo”, sản phẩm này sẽ giúp bạn lấy đi lớp bụi bẩn, bã nhờn, các chất hóa học còn dính trên da đầu, mang đến cảm giác sảng khoái và thoải mái cho da đầu của bạn.

#2.  CHRISTOPHE ROBIN CLEANSING PURIFYING SCRUB WITH SEA SALT

Thay vì sử dụng các chất hoá học để tẩy tế bào chết, sản phẩm sử dụng các hạt muối để lấy đi lớp vẩy chết.

Ngoài ra, thành phần còn chứa dầu hạnh nhân để mái tóc không bị khô và trở nên mềm mượt hơn.

Với các thành phần thiên nhiên, Christophe Robin Cleansing Purifying Scrub With Sea Salt sẽ làm sạch da đầu một cách dịu nhẹ nhất.

Bước tẩy tế bào chết này bạn nên thực hiện từ 1-2 lần một tuần đều đặn là sẽ mang lại kết quả ưng ý.

Hi vọng bước chăm sóc tóc này sẽ là điều hữu ích cho bạn kho thực hiện các bước chăm sóc tóc.

Bước 3: Làm sạch tóc với dầu gội đầu

Cũng giống như việc chăm sóc da mặt, bạn luôn phải chú ý 3 bước là làm sạch – dưỡng ẩm – bảo vệ.

Chăm sóc tóc cũng vậy…

Các dưỡng chất từ sẽ không thể được hấp thụ và phát huy tác dụng nếu như da đầu của bạn không sạch.

Vậy nên bước làm sạch với dầu gội đầu là điều rất cơ bản và cần thiết.

Và trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn cho bạn cách gội đầu đúng cách mà không gây tổn thương cho da đầu.

Gội đầu với nước mát

Bạn có thể sử dụng nước lạnh để tăng cường lưu thông máu hoặc nước hơi ấm, tuyệt đối không nên dùng nước nóng.

Nước nóng sẽ khiến mất cân bằng lượng dầu tự nhiên của da đầu, khiến tóc bị khô và dễ bị chẻ ngọn, gãy rụng.

Vào những ngày mùa đông lạnh giá, bạn có thể gội bằng nước ấm nhưng ở lần xả cuối bạn gội lại tóc bằng một lần nước lạnh để da đầu lấy lại sự cân bằng nhé!

Massage da đầu nhẹ nhàng khi gội

Theo mình thấy thì đây là một bước khá khó…

Tại sao vậy?

Sau những ngày dài với mái tóc bẩn, bạn sẽ chỉ muốn gãi da đầu thật mạnh để giải tỏa cảm giác bị ngứa và loại bỏ hết những mảng bám.

Tuy nhiên việc làm này sẽ chỉ gây hại cho da đầu khiến chúng dễ bị xước và nhiễm khuẩn hơn mà thôi.

Vậy nên bạn hãy nhẹ nhàng với mái tóc của mình một chút nhé.

Từ tốn massage vẫn sẽ giúp bạn loại bỏ tốt những cặn bẩn trên tóc. Ngoài ra, còn kích thích tuần hoàn máu và tóc phát triển tốt hơn.

Tạo bọt cho dầu gội

Có thể đây là một việc mà nhiều bạn thường không chú ý đến và bỏ qua trong bước gội đầu.

Khi thoa trực tiếp dầu gội lên tóc, lượng dầu gội sẽ không được phân bổ đều mà dễ bị đóng cục và tập trung tại một điểm khiến da đầu không được làm sạch hoàn toàn. Thậm chí với những bạn có làn da nhạy cảm, lượng dầu tập trung tại một mảng da quá nhiều cũng dễ gây kích ứng.

Cách tốt nhất là bạn nên hòa dầu gội vào chút nước, đánh bông tạo bọt rồi thoa đều lên tóc nhé.

Không gội đầu quá nhiều

“Cái gì nhiều quá cũng không tốt”

Điều này hoàn toàn đúng với việc gội đầu.

Vấn đề này cũng đã được mình nhắc đến như một nguyên nhân khiến tóc bị hư tổn trong bài viết “…”.

Việc gội đầu quá nhiều hoặc thường xuyên mỗi ngày sẽ vô tình lấy đi độ ẩm tự nhiên ở da dầu, tóc bạn sẽ không được bóng mượt nữa mà sẽ dễ bị khô gãy.

Theo những chuyên gia chăm sóc tóc thì số lần bạn nên gội đầu là 2-3 lần 1 tuần.

Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng thực hiện theo đúng lịch gội đầu, bạn cũng có thể thay đổi dựa theo tình trạng tóc của mình để có lịch trình gội đầu hợp lý.

Bước 4: Sử dụng dầu xả

Quá trình gội đầu làm cho lớp biểu bì của tóc mở ra và sợi tóc dễ bị mất nước.

Do đó, ưu điểm lớn nhất của dầu xả đó là cung cấp và dưỡng ẩm cho tóc tức thì, phục hồi lớp biểu bì và tạo lớp màng bảo vệ giúp mái tóc trơn mượt sau khi gội.

Giai đoạn này bạn nên để chú ý đến phân loại tóc của chính mình. Dưỡng ẩm có thể tùy vào mức độ tóc bị tổn hại, từ đó có cách chăm sóc phù hợp.

Ví dụ như…

  • Tóc mỏng hãy chọn loại dầu xả volumizing conditioner, nó giúp bảo vệ tóc từ bên trong, cho tóc thêm vẻ bồng bềnh và có vẻ dày hơn sau khi gội.
  • Những mái tóc dày lại cần loại dầu xả có chứa axit béo như dầu quả hạnh nhân, dầu dừa, dầu jojoba… Nó giúp sợi tóc không bị khô và trở nên bóng khỏe.
  • Tóc quăn thường bị khô, nên dùng loại dầu xả tăng cường độ ẩm.
  • Tóc dày và nhờn lại nên chọn dầu xả chứa ít chất dầu.

Nhiều bạn nghĩ rằng dùng thật nhiều dầu xả và thoa đều từ chân đến ngọn tóc sẽ giúp tóc thấm dưỡng chất và mềm mượt hơn. Nhưng cách này có thể làm tóc yếu hơn, dễ gãy rụng và khiến da đầu nhờn, bết dính khó chịu.

Vậy thoa dầu xả như nào cho đúng cách?

Bạn hãy thoa một lượng dầu xả từ ngọn tóc (vị trí bị hư tổn nhiều nhất) ngược dần lên phần còn lại của thân tóc, tránh phần da đầu từ 3-4 cm.

Phần chân tóc là phần tóc chắc khỏe, được giữ ẩm tự nhiên từ da đầu, do đó bạn không cần dùng dầu xả ở vị trí này.

Sau đó bạn nhẹ nhàng xoa bóp thân tóc rồi giữ nguyên dầu xả trên tóc trong 5 phút để tinh chất từ dầu xả thẩm thấu sâu vào từng sợi tóc rồi xả sạch lại với nước.

Bước 5: Dưỡng tóc chuyên sâu

Mình từng nghĩ rằng dưỡng tóc chắc chỉ có ra tiệm làm tóc có chuyên viên hay máy móc mới làm cho tóc bóng mượt, bồng bềnh như quảng cáo được, chứ tại nhà thì mình đâu có biết phải làm như thế nào?

Nhưng nếu chúng ta không thử thì sẽ không biết được rằng…

Ai cũng có thể sở hữu một mái tóc suôn mượt ngay khi chăm sóc tóc đơn giản tại nhà.

Một trong những bước quan trọng trong quá trình chăm sóc tóc mà mình muốn chia sẻ với bạn chính là bước dưỡng tóc chuyên sâu.

Đa số mọi người điều chỉ vệ sinh tóc qua gội đầu và thường bỏ quên những bước dưỡng tóc bằng kem ủ tóc, sử dụng tinh dầu dưỡng tóc, dầu hấp hay những cách dưỡng tóc từ nhưng nguyên liệu thiên nhiên.

Mà không biết rằng đây là bước chăm sóc tóc chuyên sâu với những dưỡng chất có tác dụng mạnh mẽ hơn so với dầu xả.

Giúp cho mái tóc của bạn được nuôi dưỡng sâu để khỏe mạnh đồng thời hạn chế và khắc phục hư tổn một cách tối ưu nhất.

Dầu hấp

Hấp tóc chính là biện pháp chăm sóc và phục hồi tóc chuyên sâu hơn.

Không chỉ giúp phục hồi tức thì tình trạng khô xơ, chẻ ngọn mà còn giúp tóc trở nên bóng mượt giàu sức sống trong thời gian dài về sau này.

Với những bạn có mái tóc đã qua làm xoăn, các chuyên gia khuyên nên thường xuyên hấp dầu cho tóc để tóc được tăng cường độ ẩm, dưỡng chất và trở nên bóng đẹp hơn.

Đồng thời hạn chế được hiện tượng tóc khô xơ, chẻ ngọn.

Mỗi tuần, bạn có thể hấp tóc nguội tại nhà một lần để hạn chế sự tác động của nhiệt độ cao gây hại cho tóc như khi hấp nóng.

Bên cạnh đó bạn cũng hoàn toàn có thể sử dụng…

Mặt nạ tự nhiên dành cho tóc

Mặt nạ ủ tóc cũng có khả năng dưỡng ẩm, phục hồi hư tổn cho tóc yếu.

Nhưng điểm đặc biệt ở đây là bạn sẽ sử dụng những hỗn hợp đến từ nguyên liệu tự nhiên rất dễ kiếm như bơ, trứng gà, dầu olive, dầu dừa,…để tạo thành hỗn hợp ủ tóc.

Tinh dầu dưỡng tóc

Khi mình đi làm tóc ngoài tiệm mình thường được bôi một vài giọt tinh dầu lên thân tóc, rồi sau đó mới sấy khô để tóc vào nếp.

Sau khi tìm hiểu thì mình biết đấy chính là tinh dầu dưỡng tóc!

Tinh dầu dưỡng tóc (hair oil) giúp bạn có một mái tóc bóng khỏe, suôn, mượt, không còn xơ rối sau khi sấy và tạo kiểu tóc.

Được chiết xuất từ thành phần thực vật như dầu Argan, Jojoba, hoa hướng dương,…không làm bít tắc lỗ chân lông mà giúp bạn sở hữu mái tóc tự nhiên, bóng khỏe.

Ở bước này thì bạn chỉ cần thoa sản phẩm dưỡng lên tóc và để yên trong 15-20 phút và duy trì với tần suất là 1 lần 1 tuần là được.

Bước 6: Làm khô tóc

Làm khô tóc bằng khăn bông mềm, mỏng chỉ thấm nhẹ nhàng nước trên tóc, tránh chà xát mạnh làm đau da đầu, tóc của bạn sẽ bị kéo căng và đứt.

Để tóc khô tự nhiên sẽ là phương pháp tốt nhất.

Nhưng trong nhiều trường hợp bạn sẽ vẫn cần phải nhờ đến sự trợ giúp của máy sấy tóc.

Nếu sử dụng máy sấy nhiệt, bạn nên sử dụng xịt bảo vệ tóc trước rồi sau đó thực hiện bước sấy tóc.

Hất tóc từ sau ra trước và sấy ở chân tóc trước.

Khi tóc gần khô, bạn chuyển sang sấy ở mức nhiệt và gió thấp nhất để làm dịu tóc, không làm tóc bị rối.

Lưu ý:

Lựa chọn sấy lạnh hoặc chỉ chỉnh nhiệt độ, tốc độ gió của máy sấy ở mức trung bình và không để quá gần da đầu, tránh làm da đầu bỏng rát và tóc bị xơ khô.

Bước 7: Bổ sung tinh chất dưỡng

Ở bước cuối cùng, bạn nên dùng tay hoặc lược để gỡ nhẹ mái tóc, giúp tóc mượt mà và bồng bềnh hơn.

Bạn cũng có thể “đầu tư” cho mái tóc của mình bằng việc dùng thêm các loại serum hoặc dầu dưỡng khác, đổ ra tay và vuốt nhẹ từ thân đến ngọn tóc để mái tóc thêm phần bóng mượt, đủ độ ẩm sau khi sấy.

Nhất là với những mái tóc tạo kiểu thì sử dụng serum chuyên dụng sẽ giúp mái tóc của bạn vào nếp tốt hơn.

Bước 8: Bảo vệ tóc

Theo mình bước bảo vệ tóc không chỉ là bạn cần làm sau mỗi lần gội đầu mà bạn cần làm hàng ngày để bảo vệ cho mái tóc của mình.

Các sản phẩm này có thể ở dạng xịt, dầu dưỡng hoặc dạng gel bôi lên tóc.

Công dụng của các chất dưỡng này ngoài việc bảo vệ tóc khỏi sức nóng của mặt trời, khói bụi bẩn, chúng còn giúp tóc của bạn không bị đánh rối, bết dính.

Lượng tóc rụng từ việc bị gãy sẽ được hạn chế. Khá nhiều mặt lợi đúng không nào?

Vậy nên bạn hãy chú ý thêm bước bảo vệ tóc này nhé.

Trên đây là những chia sẽ cơ bản của mình về vấn đề chăm sóc tóc tại nhà.

Chúng ta có thể bận rộn, có thể không có nhiều thời gian, nhưng ít nhất cũng đừng bỏ quá nhiều bước chăm sóc tóc.

Thực hiện các bước chăm sóc này sẽ không làm mất nhiều thời gian của bạn.

Hãy tranh thủ thời gian tắm, thư giãn, đọc sách để có ngay mái tóc đẹp hoàn hảo, khỏe mạnh nhất ngay tại nhà nhé!

Đôi khi việc làm đẹp cho bản thân lại mang đến niềm vui cho bạn mỗi ngày đấy!

Bài viết liên quan

Kiểu tóc cho mặt gò má cao – đâu sẽ là lựa chọn dành cho bạn?

Kiểu tóc cho mặt gò má cao? Đây là câu hỏi mà iSalon nhận thấy rằng rất nhiều bạn nữ quan tâm. Bởi vì gò má cao là đặc điểm mà nếu không biết cách khắc phục sẽ để lại lổ hỗng rất lớn cho diện mạo của

Bí quyết nhỏ để chăm sóc tóc dài mượt, óng ả mỗi ngày dễ dàng hơn

Bạn hãy tưởng tượng, mái tóc giống như một cá thể sống, nó có những quy tắc hoạt động và những yêu cầu về cách chăm sóc tóc cơ bản mỗi ngày.

Bí quyết chăm sóc tóc từ các nhà tạo mẫu tóc chuyên nghiệp

Những bí quyết chăm sóc tóc đẹp được nhà tạo mẫu tóc rút ra từ kinh nghiệm làm việc của họ với rất nhiều khách hàng. Bạn hãy cùng ELLE tham khảo những bí quyết đó trong bài viết này nhé!

Bài viết xem nhiều

15 kiểu tóc ngắn cá tính đẹp hot nhất và dẫn đầu xu hướng hiện nay

Tóc ngắn cá tính đẹp mang đến cho bạn diện mạo trẻ trung năng động và vô cùng phong cách. Dưới đây là tổng hợp những kiểu tóc ngắn cá tính đẹp trẻ trung và phù hợp với mọi gương mặt.

7 kiểu tóc ngắn đẹp cho mặt tròn

Bạn có khuôn mặt tròn nhưng lại muốn phá cách với kiểu tóc ngắn? Nhưng bạn lo sợ, kiểu tóc ngắn sẽ khiến mặt mình trông tròn hơn. Và dưới đây là gợi ý

Kiểu Tóc Nam Đẹp 2021 Chuẩn Men

Kiểu tóc nam đẹp nhất mang phong cách hiện đại phù hợp với từng khuôn mặt chuẩn men được nhiều quý ông quan tâm . Những kiểu tóc nam đẹp dưới đây sẽ giúp bạn thay đổi diện mạo một cách hoàn hảo để trở